Đăng ký nhận tin
Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến An Huy Mỹ Việt.
Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ để chúng tôi hỗ trợ tốt nhất
Tuyến đường sắt nhẹ LRT đã đến Tây Ninh, nên đi thẳng tới Mộc Bài
3 thập kỷ trước Philippines, Singapore, Malaysia…đã có đường sắt nhẹ (LRT). Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Âu hiện vẫn tiếp tục phát triển các tuyến LRT mới. Hệ thống đường sắt nhẹ (LRT) sở hữu nhiều ưu việt, được xây dựng với đa dạng loại hình chạy trên cao, mặt đất và chạy ngầm, không cần xây rào chắn giúp tối ưu chi phí đầu tư. Một báo cáo của Canada đã chỉ ra chi phí đầu tư cho LRT chỉ bằng gần nửa so với tàu điện ngầm. Bên cạnh đó, LRT còn có thể kết hợp được các trải nghiệm du lịch ngắm cảnh.
Tại Việt Nam, cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều đã đề cập đến LRT trong quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị nhưng được phân kỳ đầu tư vào giai đoạn sau, khi hệ thống MRT đã hình thành. Tuy nhiên theo các chuyên gia, để giảm tải cho hạ tầng đường bộ, chạy đua với các cam kết Net Zero, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, mô hình LRT cần sớm được triển khai. Đặc biệt là đầu tàu của cả nước như TP.HCM bởi đang đối mặt với áp lực lớn về hạ tầng giao thông đô thị và liên kết vùng.
Mới đây, đề xuất của Sun Group về tuyến đường sắt nhẹ gần 100km kết hợp đại lộ 8-10 làn xe chạy dọc sông Sài Gòn, kết nối TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh đang mở ra kỳ vọng về giai đoạn phát triển mạnh mẽ loại hình giao thông ưu việt này. Dự án nếu được đưa vào quy hoạch để triển khai sớm sẽ không chỉ giúp việc đi lại, giao thương của người dân TP.HCM với Tây Ninh và các tỉnh dọc sông Sài Gòn thuận lợi, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, vận tải, logistics…
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu làm thêm 20 - 30 km nữa, đưa cả tuyến đại lộ 8 - 10 làn xe và đường sắt nhẹ kết nối TP.HCM - Tây Ninh chạy đến thẳng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sẽ tạo thêm sức bật mạnh mẽ để phát triển du lịch, thông thương, thu hút đầu tư quốc tế cho TPHCM, Tây Ninh và toàn vùng Đông Nam Bộ. Vì thế, cần có cơ chế mở cửa, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng giao thông đột phá, có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn như vậy.
Ủng hộ phương án đề xuất của Sun Group, KTS.Vũ Xuân Thao – Ủy viên Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư TPHCM cho rằng, LRT là xu hướng của thế giới. Khi TPHCM xây dựng tuyến LRT sẽ là đầu tàu tiên phong về quy hoạch đô thị, đồng thời mở ra cơ hội lớn cho giao thông kết nối, phát triển cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mang đến lợi ích lớn về kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
“Để đáp ứng vai trò đô thị trung tâm cấp quốc gia của TPHCM và cũng là đô thị hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hệ thống mạng lưới giao thông kết nối liên vùng của TPHCM cần được đầu tư xứng tầm, phát huy “đa phương thức vận tải” với những loại hình tân tiến, hiện đại nhất. Tuyến đường sắt LRT chạy bằng điện sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả để phát triển giao thông xanh trong giai đoạn hiện nay”, KTS.Vũ Xuân Thao cho biết.
Link bài viết gốc: Đề xuất tuyến đường sắt nhẹ LRT từ TPHCM tới thẳng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài
Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến An Huy Mỹ Việt.
Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ để chúng tôi hỗ trợ tốt nhất